Tạp chí kiếm tiền tại nhà Freelancer cho mọi người

Học thời trang thì làm được gì

Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức mình có về ngành thời trang.. Cụ thể là, học xong ra có thể làm những gì?. Phần lớn mọi người khi nghĩ về Thời trang thì sẽ nghĩ đến hình ả

Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức mình có về ngành thời trang.. Cụ thể là, học xong ra có thể làm những gì?. Phần lớn mọi người khi nghĩ về Thời trang thì sẽ nghĩ đến hình ảnh. những nhà thiết kế làm ra những cái bộ váy áo. và các cô người mẫu trình diễn trên sàn diễn thôi,. còn lại thì mọi người cảm thấy khá là mù mờ đúng không?. Đúng là những cái đó là một phần rất là quan trọng,. nhưng thời trang là cả một ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều phần hơn thế nữa.. Thế thì ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn. trước hết là học Thời trang ra các bạn sẽ làm được gì?. và có thể làm những cái gì?. Một chút về gốc rễ của mình nha!. MÌnh học ngành Thiết kế và Công nghệ thời trang ở trường Arts University Bournemouth,. sau đó mình về Việt Nam làm stylist và phóng viên của tạp chí thời trang,.

Sau đó mình đi học Cao học ngành Marketing Thời trang ở trường Coventry University London Campus. Cả hai trường này đều ở bên Anh. Sau khi mà học xong thì mình trở về và làm nhân viên marketing của một hãng trang sức, và hiện giờ mình làm nghề sản xuất nội dung, cũng như quảng bá cho kênh Youtube của mình toàn thời gian. MÌnh muốn chia sẻ với các bạn mọi thứ mà mình biết, nhưng xin bạn lưu ý là trong một video ngắn như thế này, thì chắc chắn là thông tin sẽ cần được chọn lọc chứ không thể đầy đủ được, và kể cả đầy đủ, kiến thức của một người cũng chỉ là “muối bỏ bể” thôi, không thể bao gồm được hết, và cũng không thể nào áp dụng trong mọi trường hợp.

Vì vậy mình đảm bảo với các bạn rằng, những thông tin mình đưa ra trong video này là mình đã học kĩ và mình đã trải nghiệm. Thế nhưng nếu nghiêm túc với ngành á, thì bạn cần phải tham khảo từ rất nhiều nguồn khác, đọc nhiều sách, và tự mình trải nghiệm trong nghề nữa nha! Bây giờ thì mình bắt đầu. Đầu tiên, mình sẽ cho các bạn thấy bộ máy thời trang hoạt động như thế nào, từ đó tụi mình sẽ thấy được có những công việc gì trong từng khâu của bộ máy đó. Tất nhiên quy trình làm việc từ mảnh giấy ý tưởng cho đến cái món đồ trên tay khách hàng sẽ phụ thuộc vào phân khúc của thương hiệu thế nhưng mình sẽ mô tả cho các bạn có cái hình dung cơ bản một quy trình của một nhà mode sẽ bắt đầu từ các công ty dự đoán xu hướng.

Công việc của những người dự đoán xu hướng là nghiên cứu thị trường để đưa ra những chủ đề thiết kế khác nhau cho mùa và các màu sắc, bề mặt, hình khối tương ứng với nó. Công việc này gần như chưa tồn tại ở Việt Nam, nước mình chưa thật sự có một công ty dự đoán xu hướng chuyên nghiệp. Một lý do cũng là vì thời trang Việt Nam nhìn chung cũng đi theo xu hướng ở trên thế giới, bì thế nên các nhà thiết kế có thể mua thông tin và bản màu cho mùa mới từ các công ty dự đoán xu hướng nước ngoài. Điển hình nhất là WGSN, đây là một trong những công ty dự đoán xu hướng thiết kế lớn nhất thế giới. Sau khi đã làm việc với xu hướng và đưa ra bản màu, định hướng form dáng và chủ đề thiết kế, thì một thương hiệu sẽ bắt đầu thiết kế và sản xuất các bộ sưu tập của mình.

Đây là bước bao gồm rất nhiều công đoạn của rất nhiều người khác nhau, ngoài bản thân nhà thiết kế. Nếu các bạn thích công đoạn thiết kế và sản xuất thời trang thì trong bước này có rất là nhiều vị trí như là thợ cắt dập, thợ may, kỹ thuật viên xử lý vải người quản lý dây chuyền sản xuất, và người kiểm tra chất lượng nữa. Theo như mình quan sát thì những người thợ cắt dập giỏi là một vị trí mà hiện nay ở Việt Nam rất thiếu. “Cắt dập” là cái gì? Hiểu nôm na là thiết kế và lên dáng từng miếng rời để ghép vào thành một món đồ hoàn chỉnh, những miếng đó gọi là “dập”, hay nước ngoài gọi là “patterns”.

Những miếng này rất quan trọng tại vì nó sẽ quyết định cấu trúc cũng như form dáng của mỗi món đồ. Một nhà thiết kế cần phải biết cắt dập, thậm chí là hiểu rất rõ về dập, nhưng khi công việc vào guồng rồi thì rất nhiều người trong số họ cần một người thợ cắt dập để làm việc cùng. Nếu bạn đi học Thiết kế và thích công việc cắt dập, thì nên trau dồi thêm, và đặc biệt là nếu có điều kiện đi du học thì nhớ học cho nhuần nhuyễn cái phần mềm cắt dập bằng lazer lập trình trên máy tính nước ngoài á. Cái này ở Việt Nam mình không biết đã dạy chưa, thế nhưng nắm được nó bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi đi xin việc cắt dập.

Thì đó là về dập. Tất nhiên là để sản xuất các bạn cần thợ may, thợ đính kết, người quản lý thợ và rất nhiều người khác để đảm bảo quy trình diễn ra đúng cách, đúng hạn và suôn sẻ nữa. Một số nhà mode nhỏ sẽ thuê thợ làm inhouse, tức là toàn thời than trong công ty họ luôn và họ quản lý toàn bộ cái quy trình sản xuất. Một số hãng lớn hơn thì sẽ thuê nhà máy sản xuất trong nước hoặc nước ngoài và cử những người Quản lý chất lượng để đảm bảo quy trình. Đây là lý do mà bạn thấy rất nhiều quần áo, giày dép của các hãng thời trang nước ngoài ghi là “Made in Vietnam”. Đó là vì các hãng này thuê nhà máy và đội sản xuất Việt Nam để sản xuất những cái gì mà họ đã thiết kế ra.

Người Việt rất mạnh trong lĩnh vực gia công và nhân công thì lại rẻ nữa. Không biết là nhân công VN có rẻ bằng hay là hơn Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Parkistan hay không, thế nhưng đây là những nước chủ chốt để gia công quần áo cho các hãng quốc tế. Vì gia công là thế mạnh của VN cho nên bây giờ các bạn có thể thấy rất là nhiều hãng quần áo trẻ của người Việt Nam sáng lập, sản xuất tại Việt Nam luôn, chất lượng rất là tốt mà giá lại hợp lý. Một ví dụ cho trường hợp này là The Blue Tshirt chẳng hạn, khi mà từ thiết kế cho đến sản xuất và quảng bá đều diễn ra ở Việt Nam thì nhiều chi phí vận chuyển và xuất nhập khẩu sẽ được lược bỏ, từ đó cái giá thành nó tốt.

Thì trong trường hợp của The Blue Tshirt chẳng hạn, chị chủ sở hữu thương hiệu không chỉ là thiết kế, mà là doanh nhân khởi nghiệp quản lý và kinh doanh thời trang. Đây cũng là công việc bạn có thể suy nghĩ khi học Thời trang. Bây giờ ngành Thời trang của VN đã phát triển nhiều rồi và khởi nghiệp thời trang không còn đơn thuần chỉ là mở shop bán đồ như là các bạn vẫn hình dung nữa mà là thiết kế, sản xuất, quảng bá, kinh doanh và quản lý thời trang một cách bài bản hơn nhiều. Sau khi quần áo đã được sản xuất xong thì đây là giai đoạn hấp dẫn và hào nhoáng nhất. Đây là giai đoạn Trình diễn và Quảng bá.

Đây là những show thời trang mà các bạn vẫn thấy, những vị trí công việc trong bước này có thể kể đến các nhà Tổ chức chương trình này, Agency người mẫu này, người mẫu này, Chuyên viên trang điểm, Thiết kế đồ họa, Nhiếp ảnh gia Đây thường là những đơn vị kí hợp đồng độc lập với nhà mode để tổ chức show chứ không làm toàn thời gian tại một nhà mode. Tại một show thời trang, các đối tượng được mời đến dự sẽ bao gồm các ngôi sao, các KOL , nhà báo, buyers, cái này mình sẽ nói kỹ hơn tí nữa và các khách hàng thân thiết của thương hiệu. Đây là các đối tượng sẽ mua hàng hoặc mang đến độ phủ sóng cho một nhà mode, đại khái đây là những người có quyền lực về truyền thông.

Buyer là ai? Dịch nôm na là người mua nhưng không phải là mua hàng nha, Buyer là đại diện cho nhà phân phối. Các bạn hình dung một số cửa hàng thời trang khi mà bạn bước vào sẽ có nhiều thương hiệu khác nhau cho bạn lựa chọn chứ bản thân họ không thiết kế và sản xuất, họ phân phối đồ của các hãng khác nhau. Ở Việt Nam có một số ví dụ cho các nhà phân phối như thế này là Runway và Labels. Đây là các nhà phân phối ở phân khúc cao cấp. Ở phân khúc cao cấp thì nó bài bản hơn, người đại diện cho nhà phân phối sẽ được gọi là Buyer, đến các show thời trang để lựa chọn các mẫu đẹp, mua với giá bán sỉ, và mang về bán lại với giá bán lẻ.

Cao cấp là như vậy. Cái nghề nó có vẻ mới mẻ nhưng mà thực ra cái mảng bình dân người Việt đã làm từ rất lâu rồi, đấy là sang Thái Lan, Trung Quốc lấy đồ về shop bán đó. Về cơ bản là cùng một công việc, chỉ là quy trình, phân khúc và độ chuyên nghiệp khác nhau thôi. Khi show trình diễn của các nhà thiết kế diễn ra xong thì đây là lúc cái chuỗi Thời trang nhanh bắt đầu và đây mới là ngành công nghiệp thực sự lớn. Không có một định nghĩa chính thức của Thời trang nhanh Thế nhưng mà khái niệm Thời trang nhanh, các bạn có thể hiểu là khi một hãng thời trang tầm trung, người ta mang đến cho người mua hàng những thiết kế mới nhất trên kệ hàng, đi theo xu hướng giống như các hãng cao cấp, thế nhưng tất nhiên là rẻ hơn nhiều, chỉ sau vài tuần công bố bộ sưu tập của các hãng cao cấp ấy thôi.

Mục đích của Thời trang nhanh là nó nhanh *cười* Nó rẻ, nó hợp thời trang và từ đó mang tính cạnh tranh cao, từ đó sản sinh ra nhiều lợi nhuận hơn. Nãy giờ nghe nhanh nhanh thì có vẻ đơn giản, đúng không? Thế nhưng mà các bạn cần hiểu được mức độ công nghiệp và khốc liệt của cái quy trình này. Tức là ngay khi các nhà mode cao cấp diễn show, xu hướng được cập nhật ngay đến phòng thiết kế của hãng thời trang nhanh, chỉ 2 ngày sau đó, các mẫu quần áo đã được thành hình trên các con manocanh rồi. Đây là phần việc của nhà thiết kế, thợ cắt dập và thợ may, tốn thêm 2 ngày nữa để tìm kiếm vải và nguyên liệu khác, 2 đến 5 ngày để chuyển nguyên liệu về xưởng, vậy là mất đến khoảng 6 tới 9 ngày rồi nha, mất thêm khoảng 3 đến 5 ngày nữa để sản xuất tại xưởng, và số lượng là rất lớn chứ không phải là vài chục, vài trăm món đâu nha.

Sau đó là khoảng 3 đến 7 ngày tùy địa điểm, để hàng chuyển từ xưởng đến kho bãi, đây là công việc phần lớn của những người làm Logistics, chứ khâu vận chuyển này không mang tính thời trang cho lắm. Sau đó họ mất thêm 23 hôm nữa để chuyển hàng đến các cửa hàng và sẵn sàng lên kệ ngay. Phần việc này là của các nhân viên tại cửa hàng, tức là những người Quản lý cửa hàng, Tạo hình manocanh, Nhân viên bán hàng. Đây là lý do các bạn đến các cửa hàng thời trang nhanh như H&M, Zara hay là Topshop, các bạn sẽ thấy cứ khoảng 2 tuần là họ có đồ mới bán rồi. Họ khiến bạn mua liên tục, giá thì rẻ và phần lớn đồ hết mode rất nhanh để bạn lại tiếp tục mua mới, cái đó nó gọi là “Thời trang nhanh”.

Trong lúc tất cả mọi thứ phía trên diễn ra thì có một điều được yêu cầu liên tục đó là “Quảng bá”. Quảng bá là một phần rất, rất lớn trong ngành Thời trang. Vai trò của Quảng bá là rất quan trọng, và cũng có rất là nhiều phần việc trong khâu này. Nếu bạn muốn thiết kế bạn học Thiết kế thời trang, tức là Fashion Design. Nếu mà bạn muốn quản lý quy trình, bạn học Kinh doanh thời trang, tức là Fashion Management. Và nếu bạn muốn quảng bá thời thời trang, thì đây là một ngành riêng của nó, là cái mà mình đã học thạc sĩ đó, là Fashion Marketing. Quảng bá thời trang là bức tranh phức tạp hơn rất nhiều so với những gì một số người có thể hình dung.

Một số người nghĩ quảng bá thời trang chỉ có chạy ba cái quảng cáo, làm khuyến mãi và đăng băng rôn, nhưng mà không phải. Việc quảng bá của một thương hiệu thời trang nó bao gồm mọi điểm chạm để kết nối bạn dưới dạng hình, nghe, ngửi và đụng chạm đến thương hiệu. Người quảng bá thời trang là người xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tư tưởng của bạn bằng mọi hình thức, từ chủ đề của hình ảnh trong các shoot thời trang này, tông cảm giác của màu sắc này, phong cách của người mẫu được lựa chọn này, cảm giác của từng câu chữ, ánh sáng của cửa hàng, chất liệu của nội thất, cái mùi khi mà bạn mua hàng, và tất cả những cái thứ khác cộng hưởng với nhau thành một cái hình ảnh thương hiệu của họ trong tư tưởng của bạn.

Mỗi yếu tố mà mình nói ở trên lại là một công việc riêng biệt được hoàn thành bởi nhiều người với những chuyên môn tương ứng, và tất cả những khâu này được quản lý bởi một bộ phận gọi là Marketing của một thương hiệu thời trang. Mình sẽ đặt 2 hình ảnh của 2 hãng khác nhau ở đây để các bạn thấy cái sự khác biệt trong phong cách. Lý do các bạn bạn cảm thấy rõ như vậy là nhờ công sức của rất nhiều người thuộc lĩnh vực quảng bá thời trang. Họ xây dựng thương hiệu cũng như là quảng bá thương hiệu đến với đối tượng mua hàng mà họ đã vạch ra ban đầu. Đó là để nói sơ qua về bộ máy thời trang để các bạn có một hình dung tổng thể những vị trí, công việc tham gia vào nó.

Mình đã cố gắng cô đọng mọi thứ lại ngắn gọn nhất có thể thế nhưng chắc chắn là còn rất nhiều mảng mà mình chưa thể bao gồm cũng như là chưa nói kỹ trong video này được. Nếu mà các bạn cảm thấy hứng thú với khía cạnh nào mà mình nhắc đến ở trên thì các bạn cần phải tìm hiểu thêm trên mạng và trong sách để hiểu sâu hơn về nó nha. Nếu mà có câu hỏi gì thì các bạn cũng có thể bình luận ở phía dưới và mình sẽ cố gắng trả lời nhiều nhất có thể. Like video và đăng ký kênh nhá, tại vì mình sẽ ra video mới vào thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần. Nhớ kết nối với mình qua Facebook và Instagram @Giangoivlog nữa.

https://www.youtube.com/watch?v=WrsrzbzxPR4

https://youtu.be/WrsrzbzxPR4Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn. Trong video ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức mình có về ngành thời trang.. Cụ thể là, học xong ra có thể làm những gì?. Phần lớn mọi người khi nghĩ về Thời trang thì sẽ nghĩ đến hình ả